Năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận chùa Nam Nhã là Di tích Lịch sử Cách mạng - chốn bình yên cho du khách thập phương
Chùa Nam Nhã - Cần Thơ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Nam Nhã còn có tên gọi khác là Chùa Minh Sư. Chùa nằm sát khu dân cư phía Bắc cách sông Hậu khoảng 200m thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, trước mặt là rạch Bình Thủy và Đình Thần Long Tuyền (di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng). Phía Nam là đường Lê Hồng Phong, có thể đến tham quan chùa bằng mọI phương tiện giao thông.

Năm 1890, Nguyễn Giác Nguyên (học trò của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) đã cho lập một tiệm thuốc Bắc lấy tên là Nam Nhã Đường tại vàm sông Bình Thủy. Theo lời kể, thì đây không chỉ là nơi mua bán thuốc mà còn là nơi liên lạc và tập hợp những người yêu nước, để gầy dựng phong trào chống Pháp.

Năm 1895, Nguyễn Giác Nguyên dẹp tiệm thuốc và lập một ngôi chùa 3 căn đơn sơ mang tên Nam Nhã Đường để truyền bá đạo Minh Sư và xây dựng cơ sở hoạt động. Bên cạnh chùa 1 trại cưa nhỏ được hình thành.

Trong những năm cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, chùa Nam Nhã là căn cứ hoạt động cách mạng của các sĩ phu yêu nước như: Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Hào Vĩnh, Nguyễn Giác Nguyên… Năm 1905, hưởng ứng phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, Chùa Nam Nhã đã tự tổ chức ra nhiều cơ sở kinh tài, lấy tiền nuôi học sinh du học.
Năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận Chùa Nam Nhã là Di tích Lịch sử Cách mạng.

Khuôn viên chùa rất rộng rãi, phần nửa bên ngoài là sân đất trồng nhiều loại tùng, trắc… rợp mát chen chúc đó đây những chậu kiểng được uốn nắn rất công phu theo lối “xiêu phong”, “mẫu tử”. Giữa sân, một hòn bon bộ cao trên 2m nằm trong hồ hình chữ nhật đầy nước trong veo. Nửa sân bên trong lót gạch tàu với 2 trụ đèn xinh xắn. Các hoa văn, họa tiết được tô đắp rất công phu làm tăng thêm phần duyên dáng.

Chính điện được lợp ngói âm dương trên có hình lưỡng long tranh châu. Bộ vì mái làm theo kiểu vì kèo đặt trên bảy hàng cột tròn, vuông (bằng gỗ, bê tông) dưới mỗi cột đều có chân đế bằng đá.

Bên trong chính điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ sư cụ Nguyễn Giác Nguyên Quan Thánh Đế quân và Lịch Đại Tổ sư đối diện với ban thờ Tam giáo là nơi thờ trấn đàn hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Hai bên tiền điện có 2 bàn hương án đặt bày vì của các nhà sư trụ trì (Nam tả, Nữ hữu).

Sau chính điện là một hành lang dài có hai căn phòng tiếp khách. Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói gọi là Đông Lan đường (còn gọi là Cần đạo đường) dùng cho nam giới và Tây Lan đường (còn gọi là Khôn đạo đường) dùng cho nữ giới ăn thông với nhà bếp. Và sau chùa là cả một vườn cây ăn trái…

Với vị trí địa lý thuận lợi, Chùa Nam Nhã nổi tiếng trong vùng không chỉ từ vẻ đẹp của kiến trúc thanh nhã, từ khung cảnh tĩnh mịch giúp thân tâm an lạc mà còn bởi là nơi đã từng có những hoạt động thầm lặng cho thúc đẩy nâng cao nhận thức và dân trí cho người Việt Nam ở Nam bộ ngày nào. Nếu ai đó có dịp ghé qua, đọc đôi câu thơ, ngẫm đôi câu liễn, cúi đầu cẩn trọng trước những giá trị tâm linh của một thời cha ông ta đã âm thầm phụng sự Tổ Quốc thân yêu rồi cũng nhẹ nhàng trở gót ra về.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


phạm Nhận Ẵm bệnh tật học đường Gia đình Hướng dẫn xem tuổi vợ chồng theo bản cúng các ngày lễ ngày 17 tháng 2 Sao Tử Vi Tuổi mão Lệ tết Thanh Minh mơ thấy cái ly giấc mơ mỹ của tôi hoãƒæ mẹ cách treo quạt giấy để trai tuổi Ất Điều thay bát hương Lục Bân Triệu Tuổi suu phù tính cách bố trí cửa ra vào theo phong thủy tín ngưỡng thờ phật 12 cung hoàng đạo huyền bí cô nàng công sở xem tử vi boc thảm án ở Thanh Hóa xem tuổi làm nhà Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi y nghia tại vận số người tuổi thìn bà Šlam băng cà màu sắc nội thất cho 12 con giáp Sao Điếu khách quan hệ mẹ chồng nàng dâu cóc tài lộc 2