Các lễ trong dịp Thanh minh gồm lễ gia thần, gia tiên tại nhà và lễ âm phần long mạch tại nơi đặt phần mộ.
Cách sắp lễ và hành lễ trong tiết Thanh minh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trong ngày tiết Thanh minh phải cúng lễ tại hai nơi là tại gia đình và tại các ngôi mộ. Khi đến những nơi có đặt mộ phần của gia đình mình, các gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung để lễ. Nếu nơi đó không phải là nghĩa trang, không có chỗ thờ thì có thể dùng các thứ đôn, kệ để đặt đồ lễ mà cúng vái.   Theo Đại đức Thích Quảng Định trong sách Văn khấn nôm tại nhà – tập văn cúng gia tiên, lễ vật trong ngày thanh minh gồm: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt (chân giò, gà luộc hoặc là khoanh giò nạc độ vài lạng).
 
Bắt đầu vào lễ, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ Thanh minh. Sau đó, trong lúc chờ hương tàn thì gia chủ đi đến phần mộ của gia tiên thắp hương và khấn gia tiên để xin phép tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ. Lưu ý là số nén hương thì thắp số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm còn đèn thì mang theo hai đèn hoặc 2 cây nến vì thắp lên, 2 ngọn đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt.
 
Sau khi hoàn tất các việc, gia chủ chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ , hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu gia chủ viết bài cúng ra giấy thì đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng.  
 
Việc cúng gia tiên trong tiết thanh minh cũng tuân theo thể thức cúng gia tiên thông thường. Thể thức này, theo sách Phong tục thờ cúng của người Việt thì có những nguyên tắc chung là: dâng hương lễ gia thần trước, gia tiên sau.
 
Các vật phẩm dâng hương có thể là lễ chay hoặc lễ mặn (các gia đình thờ Phật thì chỉ dâng lễ chay). Các lễ vật gồm: hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Lễ vật đặt trên bàn có thể chung nhưng nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương cả. Số hương trong từng bát cũng là những số lẻ (1 hoặc 3 nén). Sau khi hương cháy gần hết thì gia chủ lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi xin phép tổ tiên hóa vàng. Tiền vàng khi đã cháy thành tro thì lấy một chén rượu cúng rẩy vào đám tro đó.
 
Trong khi hành lễ cúng gia thần, gia tiên đều có hai hình thức là vái và lễ. Vái thì các ngón tay đan vào nhau còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau và đều đặt ở ngang trước ngực. Vái hay lễ đều chỉ được thực hiện sau khi lễ vật đã đặt lên bàn thờ và đèn nhang đã thắp. Người làm lễ sau khi đã châm lửa, kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ở vị trí ngang chán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Sau đó người lễ khấn theo bài cúng gia tiên. Khấn xong vái ba vái rồi chờ hương cháy gần hết mới hóa vàng.
 
Về vấn đề lễ chay hay lễ mặn, ngày nay có những quan niệm khuyên nên cúng bằng lễ chay vì như vậy là không sát sinh nên vong hồn tổ tiên dễ siêu thoát. Lễ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong.

Sưu tầm
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


bán gương bát quái đồng ä Treo tranh Những người sinh vào ngày này sẽ có xem tướng khi cười can Thế bÐ ÐŽo bộ dụng cụ nhà tắm bằng gỗ cự giải 12 cung hoàng đạo phong thủy công sở tu vi Chòm sao Thiên Bình sự nghiệp và lóng 25 dấu hiệu người phụ nữ lẳng lơ hóa giải lận đận tình duyên tính cách người tuổi Tị ghen tuông đào hao TỬ VI TRỌN ĐỜI Quá Kiếp Thánh con giáp đáng tin cậy nhất sao thái Âm ở cung mệnh sao thiên đồng trong tử vi cách may váy đơn giản mơ thấy người kich thuoc cua La so tu vi Han bói tướng qua răng lam Tế vận cung tà Hội Đại Bái chong bộ vị trung chính Cúng Ý nghĩa sao Bạch Hổ tướng ngũ quan sóng đoán tính cách đàn ông qua bàn tay bọ cạp cự giải xem ngày kết hôn Cách gây tai họa bố trí phòng ngủ hợp phong thủy Tuôi tý theo ngày người cung Kim Ngưu bài trí phòng ngủ theo phong thủy