Đền Và cùng với Thành cổ Sơn Tây, quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi về thăm quan
Đền Và - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Địa Điểm: Đền Và tọa lạc tại thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Ngày Lễ Chính:

  • Hội mùa xuân: từ ngày 14 đến ngày 17 tháng Giêng âm lịch.
  • Hội mùa thu tổ chức vào rằm tháng Chín, từ 14 đến 15 âm lịch.

Vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu (3 năm 1 lần) thì hội rằm tháng Giêng được tổ chức lớn hơn gọi là hội chính.

Đền Và còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964.

Lịch Sử: Theo sử sách ghi chép, đền Và đã có từ thời Việt Nam đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường, lúc ấy đền là khu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng. Ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc.

Sau khi tỉnh này được lập ra năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), tỉnh lỵ là nơi tập trung nhiều quan chức, thương gia chỉ cách đền Và khoảng 2 km nên để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, những người này cùng với dân quanh vùng đã hưng công để xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian. Trước đó, nhà tiền tế đã có nhưng quy mô nhỏ. Đền Và qua nhiều lân tu tạo: năm 1829 (Minh Mạng thứ 10), năm 1902 (Thành Thái thứ 14) và năm 1932 (Bảo Đại thứ 7). Dựa theo văn tự chữ Hán khắc ở cột thì hậu cung như hiện nay được làm vào các năm 1915-1919. Năm 2008 tỉnh Hà Tây cũ cho tu bổ lại đền như hiện nay.

Kiến Trúc: Đền Và nằm giữa đồi Và, một đồi cây có diện tích khoảng 17.500 m² trồng nhiều cây lim cổ thụ, ngoài ra còn có mít, thông, đại,muỗm… Trong đền trồng cây vóc vàng và hai bên nhà tiền tế có hai cây lan cao to, đây đều là những loài nở hoa về mùa hè. Theo thuyết phong thuỷ, khu đồi có hình dáng con rùa (Kim Quy) đang bơi về phía mặt trời mọc. Khu vực kiến trúc rộng khoảng 2.000 m² được bao ở hai bên và phía sau bởi tường thành bằng đá ong cao 2m15.

Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, mang đậm bản sắc kiến trúc phương đông. Quần thể đền Và gồm các công trình như: Nghi Môn, lầu Cô Chín, sân Long hoá, Gác Chuông, Gác Trống, Tả – Hữu mạc, Tiền Tế, Thượng Điện, Hậu Cung, Nhà kho, Nhà kiệu. Các hạng mục công trình được sử dụng các loại vật liệu quý như gỗ lim, gạch đá ong, gạch Bát Tràng, ngói mũi ri. Nhiều linh vật quý được trang trí như: bộ tứ linh (long – ly – quy – phượng), tứ quý (tùng – cúc – trúc – mai), hoa sen, hoa lan; các bức trạm bong, trạm nổi cách điệu, thể hiện bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ, lòng thành kính của muôn triệu người Việt với các bậc Thánh nhân tiên tổ.

Đền Và đang lưu giữ 5 bản thần tích “Tản Viên Sơn Thánh”; 18 đạo sắc phong của các đời vua, trong đó có 17 bản chính có dấu ấn; 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá. Nơi đây còn có 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 tấm biển gỗ. Trên những hiện vật đó khắc ghi thời gian xây dựng, tu sửa, ca ngợi cảnh quan, uy linh của Thánh Tản Viên với nhiều nét trang trí có giá trị mỹ thuật cao vừa thể hiện nét văn hóa tâm linh. Các bản thần tích, sắc phong, văn bia đền Và rất giàu giá trị Hán-Nôm, trong đó có văn thơ của Nguyễn Khản, Nguyễn Thiện Kế, Trần Lê Nhân…

đền và
Góc rừng trong đền

Lễ hội đền Và diễn ra “xuân thu nhị kỳ”. Hội mùa xuân vào dịp rằm tháng Giêng kéo dài từ khoảng 13 đến 15 (âm lịch) với nghi lễ trung tâm là rước long ngai bài vị “Tam vị Đức Thánh Tản” từ đền Và qua sông Hồng sang tả ngạn ở đền Dội (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản Viên đã tắm để tế lễ diễn lại sự tích này rồi quay trở lại đền Và. Cứ vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì hội rằm tháng Giêng được tổ chức lớn hơn gọi là hội chính. Hội mùa thu tổ chức vào rằm tháng Chín, từ 14 đến 15 (âm lịch) với nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh.

Đền Và cùng với Thành cổ Sơn Tây, quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi về thăm vùng đất Sơn Tây – trung tâm của xứ Đoài xưa nói riêng và một nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến nói chung.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


sao dà la Kiêng kỵ đối với phòng của trẻ em sinh khí Cách đặt tên lời phật dạy cho người nóng tính tuổi Sửu hợp làm ăn với tuổi nào xem lá số tử vi tuổi Mão nên hợp tác làm ăn với tuổi treo gương đúng cách tuổi Thìn hợp làm ăn với tuổi nào phong thủy cửa hàng thời trang Bệnh Sim so bố cục kiểu cửa sổ lớn vận tiểu nhân tướng đàn ông có số làm quan chà tên cho con làm tổn thương người khác mieng dan ong Cấm thóp điều cấm kị đêm Giao Thừa mơ thấy mặc quần áo cũ Sắp học giỏi Vận mệnh 936 Số 4 suy nghĩ thiệt hơn Lê không vong Cách treo bức tranh Mã đáo thành công tom mơ thấy bắt được tôm cá mơ thấy bắt được nhiều tôm Tên phong thủy cay phong sao thien co may mắn trong vận thế tình cảm thất bại giấc mơ thấy tôm tép ĐẦu giấc mơ thấy tôm tép là điềm gì Mùi TẾT Phương độc ma tướng vượng thê xem tướng nốt ruồi