Vào ngày 9 tháng 1 âm lịch có tổ chức các lễ hội Hội Làng Túy Loan,Hội Vật Võ,Hội Xuân Hồ Ba Bể,Hội Yên Tử,Hội Tiên lục,Hội làng Triều Khúc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 9 tháng 1 Âm Lịch - Hội Yên Tử

Các lễ hội ngày 9 tháng 1 Âm Lịch - Hội Yên Tử

1. Hội làng Triều Khúc

Thời gian diễn ra: tổ chức từ ngày mùng 10 tới ngày 12 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn và ghi nhớ công lao của Bố Cái đại vương Phùng Hưng, và Thánh sư họ Vũ (ông tổ của nghề dệt).

Nội dung diễn ra: Biển sáng ngày hội có, lễ tế chính thức được tiến hành ở đình lớn. theo truyền thuyết thì đây là lễ Tức Vị (lễ lên ngôi) của vua Phùng Hưng. Mở đầu hội là lễ rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình sắc về đình lớn để bắt đầu cuộc tế gọi là lễ "Hoàn Cung".

Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình, các trò chơi vui cũng bắt đầu được tổ chức. Một trong những trò chơi vui được nhiều người yêu thích nhất là trò múa "Đĩ đánh bồng" hay còn gọi là múa trống bồng. Đây là một điệu múa cổ do hai chàng trai giả gái biểu diễn, trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, cùng với hóa trang má phấn môi son, răng đen hạt huyền, mắt lá răm, khăn mỏ quạ. Hai "Cô gái" vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng. Tiết mục này thường thu hút người dự hội nhiều nhất và cũng là tiết mục sinh động và độc đáo nhất trong lễ hội.

Bên canh múa trống Bồng còn có một điệu múa rồng cầu mong mưa thuận gió hòa, thái quốc dân an, phồn vinh và thịnh vượng.

Ngoài ra, trong hội làng Triều Phúc còn có nhiều trò vui khác như: múa lân hí cầu, đấu vật, hát chèo Tàu. Sới vật Triều Khúc cũng là một trong những sới nổi tiếng, thu hút khá đông các đô vật từ nơi khác về tham dự: Bắc Ninh, Gia Lâm, Mai Động...

Ngày cuối của lễ hội có lễ giã đám và kết thúc bằng một điệu múa cờ (còn gọi là múa chạy cờ). Khi mọi nghi lễ kết thúc cũng là mọi người ngồi vào chiếu để hưởng lộc Thánh.

2. Hội Tiên lục

Thời Gian: được tổ chức vào các ngày 9 tháng 1, 20 tháng 5, 20 tháng 8 và 20 tháng 11 âm lịch.

Địa điểm: xã Tiên Lục, huyện Lạc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Nội dung: Hội Tiên Lục diễn ra 4 lần trong năm nhưng ngày mùng 9 tháng 1 âm lịch là ngày hội thu hút đông du khách nhất. Du khách về thăm hội Tiên Lục không chỉ được xem là trò vui mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xóm làng, của cây dã hương ngàn năm tuổi,  bên cạnh mái đình Viễn Sơn. Hội Tiên Lục chủ yếu diễn ra ở khu vực đình cây dã hương, đình Thuận Hóa, đình Phục Quang và đình Tiên Lục.

Hội xuân bắt đầu từ 1h sáng ngày mùng 9 âm lịch với lễ khai thanh rồi đến lễ tranh chiêng, tranh chống giữa làng. Tiếp đến là lễ rước kiệu vào đền, rồi làm lễ tế thần Cao Sơn. Sau phần lễ sẽ là các trò chơi: thi cưới cầu, thi cỗ, thi kéo chữ, kéo co, chọi gà...

3. Hội Yên Tử

Thời Gian: Bắt đầu từ ngày mùng 9 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3.

Địa điểm: Núi Yên Tử (xưa còn gọi là núi Voi hay Bạch Vân Sơn), xã Thượng Yên Công, tỉnh Quảng Ninh.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Phật và Trần Nhân Tông (Trần Khâm) - ông vua anh hùng của 2 cuộc kháng chiến đại thắng quân Nguyên - Mông (1285 - 1288) mang lại thanh bình cho đất nước, vào lúc triều đại đang hưng thịnh vẫn nhường ngôi cho con để yên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử để tu hành.

Nội dung diễn ra: Hội Yên Tử được tổ chức long trọng hàng năm ngay dưới chân núi Yên Tử, với cuộc hành hương của hàng trăm, hàng vạn người đến với chùa đồng ở trên đỉnh núi.

Du khách đến đây không chỉ là tìm đến cõi phật để thể hiện đức tin, ước vọng cầu lộc, cầu tài mà còn để ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ thanh cao của các bậc cha ông, để du xuân vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình.

4. Hội Xuân Hồ Ba Bể

Thời gian: được tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Nội dung: hồ Ba Bể nằm ở độ cao 145m so với mặt nước biển và được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi cao tới 1.754m. Người ta cho rằng nó được hình thành cách đây 200 triệu năm. Mang tên là Ba Bể là do 2 cái hồ thông với nhau với tổng chiều dài 8km và chiều rộng là 3km. Chính diện tích hồ Ba Bể như vậy mà người dân ở đây coi hồ Ba Bể như một cái biển thu nhỏ của họ. Trong hồ có rất nhiều hòn đảo nhỏ, đặc biệt là ao Tiên tương truyền rằng đây là nơi ngày xưa các tiên trên trời xuống tắm và chơi cờ.

Lễ hội xuân ở hồ Ba Bể là một lễ hội truyền thống phô diễn những bản sắc dân tộc của đồng bào địa phương nơi đây với nhiều trò chơi truyền thống như: đua thuyền, độc mộc, tung còn, kéo co, bịt mắt bắt dê... cùng nhiều hoạt động văn hóa và thể thao khác của đồng bào dân tộc như: đấu vật, thi hát. Người đi trảy hội có thể tham gia các điệu hát và múa trong điệu nhạc dân tộc du dương trầm bổng.

5. Hội Vật Võ

Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nội dung: Hội vật võ là hội vật truyền thống, ngoài trai tráng của làng tham gia hội còn thu hút hàng ngàn thanh niên ở quanh vùng khác tham gia dự hội. Hội vật võ làng Sình diễn ra trong không khí rất hao hứng và sôi nổi. đây là một sinh hoạt mang tính truyền thống thượng võ của người dân Huế trong nhiều thế kỉ qua.

6. Hội Làng Túy Loan

Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 9 tới ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng nhớ tới 5 vị tiền hiền hà: Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê (Tướng của vua Lê Thánh Tôn).

Nội dung: Phần lễ gồm lễ rước sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế đình để tưởng nhớ 5 vị tiền hiền tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470), dừng chân tại nơi đây để lập nghiệp khai khẩn và làm ăn, đặt tên cho làng Túy Loan.

Phần hội gồm có nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như: đẩy gậy, vật tay, kéo co diễn ra ngay trước sân đình... Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã góp phần làm nổi tiếng làng Túy Loan nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng bánh tráng. Hai thôn Đông, Tây thường cử ra nhữn cô gái khéo tay nhất của thôn mình để tham gia cuộc thi này.

Con sông Túy Loan trở nên sôi động trong ngày hội với cuộc đua ghe truyền thống của các trai làng. Đội ghe nào chiến thắng sẽ mang lại một năm mới thịnh vượng cho làng. Ngày nay, lễ hội còn được bổ sung nhiều trò chơi vui khác như: thi gói bánh tét, thi đạp xa chậm... Càng làm cho không khí của lễ hội thêm phần náo nhiệt.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Làng Túy Loan Hội Vật Võ Hội Xuân Hồ Ba Bể Hội Yên Tử Hội Tiên lục Hội làng Triều Khúc


bai tính mạng bộ vị thừa tương mơ thấy nước hoa mơ thấy khăn tay mơ thấy mặt trời mơ thấy sao mơ thấy đàn heo con Xem boi lợp mái nhà theo phong thủy Hạnh Giải mã giấc mơ thắng cá cược bóng trong tháng cô hồn nên làm gì THIỂN sà ch Giải Xem tượng GiÃp cự nhật kế bao diem đất tèn cho con dã³ng đeo trang sức hình phật VÃ chúa benh Hoá Xem Tuong tình yêu của Xử Nữ Ä Xem tiểu hạn yêu mơ thấy bóng bay giâc mơ mơ thấy giấy ban hướng cửa chính mc Gio Các mơ đang bay mơ nhổ răng Xem tưởng những giấc mơ dài beat những giâc mơ dài giac mo cam mơ thấy quả cau mơ được tặng cau thờ